Giai đoạn khởi nghiệp nên chọn cơ hội nào?
Không giống như thời đi học, công việc tạo ra cho bạn những áp lực đòi hỏi bạn phải có một sức bền trong chịu đựng, để tho đuổi các dự án hay đối mặt với những khó khăn của
Bạn đã thực sự sẵn sàng bắt đầu sự nghiệp cho mình sau khi kì thi tốt nghiệp có kết quả? Bạn có bao giờ nghĩ môi trường việc làm, thế giới thực tế mong mỏi điều gì ở bạn? Cùng xem qua những yếu tố bên dưới để giúp bạn sẵn sàng hơn cho con đường sắp tới nhé!
Tương tự một trận chung kết đang gần đến hồi kết, các tân cử nhân trong thời điểm này đang dần tạm biệt những tháng ngày ung dung tự tại để chuyển sự quan tâm của mình vào thế giới thực tế, nhằm đặt ra cho mình những dự định, những mục tiêu. Điều quan trọng bạn phải tự hỏi mình đó là những gì đang chờ đợi bạn trong cái “thế giới mới” đó. Dưới dây là một vài lời khuyên của ông Jonathan Black giám đốc của Văn phòng phục vụ sự nghiệp và thực tập Đại Oxford dành cho giai đoạn chuyển đổi từ sinh viên đến nhân viên, hay còn gọi là giai đoạn “khởi nghiệp”.
Môi trường làm việc rộng lớn hơn môi trường học tập
Ở nơi làm việc, bạn sẽ được tiếp xúc với mọi tầng lớp xã hội khác nhau, đến từ những địa phương khác nhau. Bạn sẽ phải làm việc với những người bỏ học từ năm 16, những người địa vị vững vàng dày dặn kinh nghiệm, những người đã nghỉ hưu và còn nhiều hơn nữa, khác hẳn với môi trường học tập bạn chỉ tiếp xúc với những sinh viên cùng trang lứa. Những người bạn tiếp xúc trong công việc có thể học rộng hơn bạn, có trình độ chuyên môn cao hơn hoặc có thể là không. Họ có thể có kinh nghiệm hơn bạn trong công việc, có người là sếp của bạn. Và bạn chỉ là chính mình khi ở nhà. Khi đi làm, nguyện vọng, động cơ của bạn cũng có thể thay đổi nhiều hơn so với thời còn đi học.
Cách ứng xử
Mọi người làm việc với thái độ khác nhau. Ví dụ, nếu đồng nghiệp của bạn đã làm việc nhiều năm và đang tập trung vào hỗ trợ gia đình thì quan điểm của họ về các dự án mới, giờ làm thêm và thời gian có thể mâu thuẫn với bạn. Bạn có thể là người tiếp thêm sinh lực cho các đồng nghiệp hoặc có thể xây dựng các mối quan hệ để truyền cảm hứng cho họ. Nhưng việc này khá nhạy cảm. Hãy quan sát, lắng nghe để tìm cách giúp ích cho công việc. Để tiếp tục quá trình này, cách tốt nhất là tham gia các hoạt động sau giờ làm việc.
Sức chịu đựng
Không giống như thời đi học, công việc tạo ra cho bạn những áp lực đòi hỏi bạn phải có một sức bền trong chịu đựng, để tho đuổi các dự án hay đối mặt với những khó khăn của công ty đến cùng.
Cách quản lý công việc
Nên tự học cách quản lý công việc cho mình bởi vì về lâu dài bạn sẽ có những nhiệm vụ vô tận. Liệt kê ra những gì cần làm theo thứ tự ưu tiên, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy và còn có thể tìm kiếm cơ hội để cải thiện những điều trong tổ chức cho dù không phải thuộc trách nhiệm của bạn.
Bạn nghĩ mình sẽ viết trên CV những gì khi kết thúc công việc mà bạn đang làm? Nếu sau vài tuần, câu hỏi này vẫn dậm chân với những trách nhiệm quen thuộc thì bạn nên đưa ra lời đề xuất tham dự những dự án mới của công ty với cấp trên. Nói chuyện và giải thích với sếp về những gì bạn đang mong mỏi, những ý tưởng sáng tạo của bạn. Song song với đó là việc chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp để tiếp thêm sinh lực, một môi trường làm việc vui vẻ, cùng nhau tiến bộ.
Chúc bạn khởi nghiệp thật thành công!
Leave a Reply